CHARLES DE FOUCAULD VÀ HỒI GIÁO

Cuộc sống và chứng tá của Anh Charles de Foucauld giới thiệu những con đường để gặp gỡ liên tôn.

1/ – Cái nhìn của Anh về Hồi giáo và những tín hữu hồi giáo.

Trước hết là lòng cảm phục :

“Hồi giáo đã phát sinh trong tôi một sự đảo lộn sâu xa… Trông thấy lòng tin này, những tâm hồn sống trong sự hiện diện liên tục của Thiên Chúa, khiến tôi thoáng thấy vài điều gì lớn hơn những bận tâm trần tục… Tôi bắt đầu nghiên cứu Hồi giáo, rồi Kinh Thánh, và ơn Chúa tác động, đức tin thời thơ bé của tôi được củng cố “ (Thư gởi H.de Castries 08/07/1901)

Cùng một tác giả của một tác phẩm rất tích cực về Hồi giáo, Anh nhấn mạnh chứng tá tốt đẹp của các vị tử đạo kitô giáo, nhưng cũng :

“của các người hồi giáo thường thực hành nhân đức cách tuyệt vời :

Mahomet, khi chiến đấu và đau khổ vì Thiên Chúa duy nhất, chỉ có  một căn nhà được đôi tay ông xây dựng cùng vài tiện dân, và các người hồi giáo đầu tiên, nhân đức hơn các kitô hữu mà họ chiến đấu” (14/08/1901) 

Cuộc gặp gỡ Hồi giáo đã đóng vai trò quan trọng trong ơn hoán cãi của Anh Charles, nhưng Anh không nghĩ phải trở thành người hồi giáo :

       “Hồi giáo cực kỳ hấp dẫn : nó quyến rũ tôi thái quá. Nhưng công giáo là đúng …”.

Do đó, tất cả những cái khác là sai, nhưng với sự nhận xét này mà Vatican II loan báo :

“Mặc dầu những sự thật có thể tồn tại giữa những sai lầm, chúng là một thiện ích và vẫn có thể phát sinh những thiện ích to lớn và chân thật, đó là điều xảy ra cho Hồi giáo”

Tiếp theo Anh đặt song đôi giữa Đức Giêsu và Mahômét.

    “Chúng ta có mẫu gương của Chúa Giêsu, nghèo khó, thanh tịnh, không chống lại sự dữ và đau khổ, bình thản tha thứ và chúc lành. Hồi giáo có mẫu gương phong phú của Mahômét, khi chiến đấu, không coi thường những thú vui của giác quan.” (thư cho H de C. 15/17/1901)

Về những người hồi giáo mà Anh muốn chia sẻ cuộc sống ở Sahara và ở Hoggar, Anh cũng giữ một lòng tôn trọng và thân hữu. Một phụ nữ Touareg đã đón nhận và bảo vệ các người bị thương của sứ vụ Flatters. Anh Charles nhận biết việc đó và dự định viết thư cho bà để nói lên lòng cảm phục và biết ơn của anh. Cũng phải ghi nhận lòng tôn trọng của Anh đối với văn hóa và niềm tin của dân Touareg mà Anh đã cống hiến nhiều thời gian để thu thập các văn thơ của họ..

Nhưng tìm cách để Tin Mừng hóa và để hoán cãi họ, Anh đã có kinh nghiệm nhanh chóng về một thách đố đặt Hồi giáo vào Kitô gíao. Những tôn giáo lớn trên thế giới, Hồi giáo là tôn giáo duy nhất đặt mình đối diện với Kitô giáo như hoàn tất và sữa chữa kitô giáo. : các kitô hữu đã bóp méo sứ điệp của Thiên Chúa do Dức Kitô đem đến.

“Một linh mục loan báo Tin Mừng cho thổ dân Touareg được tiếp nhận cũng như một đạo sĩ hồi giáo giảng kinh Coran cho bò cái xứ Breton” (Ch. De Foucauld)

Và những dân tộc nơi Anh sống ở giữa họ rất nghèo khổ, không được giáo dục ( trẻ em ở miền này không được đến trường), vấn đề là phải khai hóa họ trước, giáo dục họ trước,, làm cho họ thành những người giống như chúng ta… Hồi giáo không dể ý đến việc giáo dục “ (thư gởi cha Caron, 09/06/1908)

Thật ngạc nhiên khi Charles de Foucauld đã đồng hóa như thế. Trong thực tế, chứng nhân của sự khai thác dân nhỏ bé nô lệ,,, do những thủ lãnh bản xứ, Anh được chính quyền Pháp trực tiếp quản lý. Thái độ của Anh đối với những người lúc bấy giờ anh gọi là “ những dân bản xứ” phải được đặt trong bối cảnh của thời đại. Anh muốn thăng tiến họ nhưng không đặt vấn đề hệ thống thuộc địa.

Ngay cả có lúc anh chia sẻ thần học truyền giáo của thời đại (“Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”), anh sẽ có một thần học hiện đại hơn vể ơn cứu độ , khi giao tiếp với dân chúng :

“Tôi ở đây, không phải để làm cho người Touareg trở lại đạo trong một lúc, nhưng để cố hiểu biết họ, tôi tin chắc rằng Thiên Chúa đón nhận vào Thiên đàng tất cả những người thành tâm thiện chí mà không cần phải là người công giáo rô-ma. Các bạn là Tin lành, anh T…là người không tin, các người Touareg là hồi giáo, tôi xác tín rằng Thiên Chúa sẽ đón nhận tất cả chúng ta, nếu chúng ta xứng đáng” (đàm thoại với đạo sĩ Hérisson ở Tamanrasset).

  2/ – Vài lời kêu gọi Anh Charles ngỏ cùng chúng ta.

  • – Hiểu biết

Charles de Foucauld đã cống hiến một phần lớn đời mình để thực hiện một công việc khoa học, trước hết, về nước Maroc, kế tiếp, về những người Touareg. Anh đã là một nhà địa lý, một nhà ngữ học, một nhà dân tộc học.  ‘Mục tử nhân lành biết các con chiên của mình”. Nổ lực khắc nghiệt để nhận biết này khiến Ch, de Foucauld trở thành rất hiện đại. Đường lối của anh là chống lại luồng đường lối “thực dân”, tưởng rằng mình có trước mặt một hư vô về văn hóa.

Nổ lực hiểu biết của Anh Charles là một lời kêu gọi hiểu biết nhiều hơn các di dân đến từ các nước hồi giáo. Về Hồi giáo, các phương tiện thông tin và đào tạo thì nhiểu. Nhưng phải mở rộng sự nghiên cứu ra phương diện chính trị, xã hội và kinh tế nữa, để có một sự hiểu biết thật sự, đồng thời đạt được “tại hiện trường”, để có một cái nhìn thật, không chì tiêu cực, không khâm phục cách ngây ngô. (Chares de Foucauld đã biết nắm lấy tất cả hai yêu sách này). Điều quan trọng là có thể bổ sung cái nhìn chúng ta có về những người hồi giáo ở Pháp, bằng cách tìm gặp họ tại nhà của họ : từ lợi ích của những cuộc thăm viếng, chúng ta có thể đem đến cho những bạn hữu trở về từ các nước của họ hoặc ngay cả từ vài chuyến du lịch cho phép có được những cuộc gặp gỡ thật sự với những người bản xứ.

  • – Nazarét

Ch. De Foucauld là một ngôn sứ khi đề nghị cuộc sống Nazarét như một hình thức đời sống tông đồ thích nghi với thời đại chúng ta, và cách riêng với sự gặp gỡ các tín đồ của một tôn giáo khác.

“Trú ngụ một mình (không có một người Âu châu nào khác) trong một đất nước thì tốt; chúng ta hoạt động ở đó mà không làm việc to lớn, bởi vì chúng ta trở thành “người của đất nước”; chúng ta ở đó rất dễ tiếp xúc và rất nhỏ bé” (Bút ký thiêng liêng, tr. 605)

 

Chính khi sống với nhau như Đức Giêsu, hiện diện với Thiên Chúa – tự cơ bản là một đan sị – và hiện diện với con người. Đức Giêsu đã sống hòa nhập vào cuộc sống của con người, chúng ta cũng phải sống như Ngài. Ngài nhấn mạnh đến sự tiếp cận chặt chẽ, thân thiện để khiến người ta quý mến, tín nhiệm và coi mình như bạn hữu.

Từ đó chỗ đứng không thể thay thế của giáo dân, anh yêu cầu :

          “Ở đây, điều phải có chính là có nhiều người can đảm, kitô hữu tốt, thuộc mọi ngành nghề, làm hàng nghìn việc trong đời thường, tiếp cận chặt chẽ với những người trong đất nước mà các nhà truyền giáo đang tìm kiếm theo những phương pháp thường ngày” (1008) – “Phải có những Priscilla và những Aquila (những cộng tác viên giáo dân của Thánh Phaolô) đi đến nơi mà các linh mục không xâm nhập vào được” (cf. Các thư gởi cho Joseph Hours).

3/ – Giáo hội, Dân Thiên Chúa.

Anh Charles tin vào trách nhiệm chung của các giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ đối với cuộc gặp gỡ những người hồi giáo. Chính với mục đích ấy mà Anh đã lập “Hiệp hội” một hiện thực duy nhất mà Anh đã để lại sau cái chết của Anh – mở ra với mọi thành phần dân Thiên Chúa với ba mục tiêu:

  • tạo nên giữa các kitô hữu một phong trào trở về với Tin Mừng.
  • phát triển giữa họ tình yêu Thánh Thể.
  • và cho họ ý thức trách nhiệm tông đồ đối với các dân của “thuộc địa chúng ta”.

Đặc tính mới và có từ đầu của Hiệp hội là nhắm mục tiêu khơi dậy nơi các kitô hữu trách nhiệm đối với những người mà ngày nay chúng ta gọi là Thế giới thứ ba hoặc những nước phía Nam. Charles de Foucauld không muốn xin một trợ giúp tài chánh và những lời cầu nguyện. Anh kêu gọi các kitô hữu hãy dấn thân như những nhà truyền giáo (cf. Các thư gởi cho Joseph Hours).

4/ – Ra đi và tiếp nhận.

Đó là hai vận hành của sứ vụ.

  • Ra đi

Charles de Foucauld đẩy rất xa nổ lực này để đến gặp gỡ các tín đồ hồi giáo: nổ lực thể lý, luôn đi xa hơn trên nẻo đường ở Assekrem, nổ lực trí thức, thiêng liêng để trở lại một thế giới khác, thường sống một mình là kitô hữu ở giữa những người hồi giáo, chấp nhận vì điều đó mà bỏ cả cử hành thánh thể. Anh ý thức cơn cám dỗ của mọi mục tử:

“Đừng bỏ lại chín mươi chín con chiên đi lạc để ở yên tại chuồng chiên với con chiên trung thành”(Bút ký thiêng liêng, tr.212)

Để phục vụ một cộng đoàn – giáo xứ, phong trào – chúng ta phải nói lại rằng chúng ta được sai đến với một dân tộc – chẳng hạn dân chúng của một khu vực. Cha Pierre Loubier, chánh xứ của một giáo xứ lớn ở Paris, trong khi cống hiến một phần thời gian của cha cho các dân cư khác của khu vực, nhất là những người maghrébin.

Sự hiện diện của những người đến từ “nơi khác” ở Âu châu, cách riêng từ các nước hồi giáo bắt buộc chúng ta phải đi ra. Tất cả những ai đã sống như thế đều biết cuộc gặp gỡ đã biến đổi họ như thế nào. Như thế, chúng ta không đọc nhật báo nữa, cũng vậy chúng ta không xem TV nữa.

Có những người trong chúng ta đã nghe tiếng gọi ra đi đến những nước của Maghreb. Chúng ta nhận thấy mình được kết hợp vào cùng một nhiệm vụ, đề phục vụ cùng một dân tộc ở hai phía Địa Trung Hải. Các Giáo hội này ngày càng đơn giản, về số lượng và về tầm quan trọng. (xã hội, chính trị) soi sáng con đường chúng ta để làm chứng cho ở nước Pháp bên cạnh các tín đồ hồi giáo. Cái chết bi thảm của Cha Pierre Claverie, của các đan sĩ, tu sĩ nam nữ đã có một tiếng vang dội sâu xa trong các Giáo hội chúng ta và bên ngoài. Cũng phải ghi nhận rằng các Giáo hội của Maghreb thường quy chiếu về Charles de Foucauld.

  • Tiếp nhận

Anh Charles đã lo lắng để sắp xếp cho cuộc gặp gỡ hai người bạn trong các bạn hồi giáo của anh với các kitô hữu Pháp: anh Amenokal Ag Amastane, đã có thể thăm gia đình của Charles trong một chuyến thăm viếng chính thức; Ouksem, anh có chút tình nghĩa tử thiêng liêng của Charles, và với anh, Charles đã có những thời gian dài ở Pháp, vừa mang tính du lịch (Charles không sợ những khách sạn lớn) vừa thăm viếng mang tính gia đình.

Âu châu, Đất nước của Gặp gỡ: trực giác này của Anh Charles, và về sau, của Cha Lebb – với các sinh viên Trung hoa – chúng ta có trách nhiêm tiếp nhận. Chúng ta không đem họ đến. Họ ở đó, các công nhân và gia đình của họ, các sinh viên, các thực tập sinh, các người tỵ nạn… Họ đến từ các nước ở Miền Nam, họ thường thuộc về một tôn giáo khác hơn là kitô giáo. Phần lớn họ đã sát nhập hoặc đang được sát nhập. Họ ở đó, và qua họ, một cách nào đó, dân của họ đang hiện diện trong đất nước chúng ta.

“Hội đồng Giám Mục phải thiết lập và cổ vũ những tổ chức cho phép đón nhận với tình huynh đệ và chăm sóc mục vụ thích hợp, những người vì lý do lao động và học tập, từ bỏ các lãnh thổ truyền giáo.

       Chính nhờ những di dân mà các dân xa lạ trở thành thân quen một cách nào đó và với những công đoàn kitô giáo từ lâu, được ban cho một cuộc đối thoại với các nước chưa được nghe Tin Mừng, và cho họ thấy qua việc phục vụ tình yêu và trợ giúp mà họ tỏ ra khuôn mặt chân chính của Đức Kitô” (Vatican II. “Hoạt động truyền giáo” số 98).

       Henri le Masne,

 bài viết đã được Michel LAFON và Emmanuel de MARSAC duyệt lại. 

  1. Lê Văn Nhạc chuyển ngữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *