CHARLES DE FOUCAULD Linh mục giáo phận Viviers (Pháp)

   “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, nếu chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt; tôi không chết, ví vậy tôi đơn độc một mình… Hãy cầu nguyện cho tôi hoán cải, để khi chết, tôi sinh nhiều hoa trái”

(C.de Foucaould viết cho Suzanne Perret).

Vào đầu thế kỷ này, sau một thời gian chín muồi lâu dài, Charles de Foucauld đã làm chứng, đã sống và đề nghị một con đường Tin Mừng : NAZARÉT, ở đói khuôn mặt con người của Thiên Chúa được tỏ hiện.

Sinh ngày 15 tháng 9 năm 1858 ở Strasbourg, mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, được ông ngoại nuôi dưỡng trong một bầu khí gia đình thấm nhuần một đời sống đạo đước sâu xa. Khi lên 12 tuổi anh bi cú choc của chiến tranh năm 1870, giữa Pháp và Đức, cuộc chiến baị của đất nước, cuộc cách mạng chính trị kéo theo cuộc nội chiến đau khổ (la Commune). Điều đó khiến anh mất phương hướng và mặc dầu là học sinh của một trường trung học Dòng T6n, anh mất đức tin vào cuối những năm học trung cấp, vào lúc mười sáu tuổi, anh để bị lôi cuốn bởi những trào lưu tư tưởng của thời đại.

Do truyền thống gia đình, anh xin thi vào Trường Quân sự đặc biệt Saint Cyr, và nhập học vào năm 1876. Trong tháng ba năm 1878, anh mất ông ngoại và hoàn tất thời gian ở Trường Saint Cyr, anh chọn phục vụ trong ngành kỵ binh, anh theo học ở Trường Saumur trong suốt năm 1879. Được lên cấp sĩ quan, thiếu uý, đóng quân ở Pont-à-Mousson, phía Đông nước Pháp, anh gây gương xấu bằng một cuộc sống lễ lạc và những mối quan hệ của anh. Anh trở nên giàu có và tiêu xài vô độ.

Năm 1880, trung đoàn của anh đi Sétif, ở Bắc Châu Phi. Vì lý do hạnh kiểm ( trong những việc khác, anh phô bày một cách khiêu khích với bà chủ của anh), anh bị cho thôi hoạt động. Trở về Pháp đầu tháng tư năm 1881, anh sống một cuộc sống hoang phí trong miền Évian.

“ Lạy Chúa con ngày càng xa Chúa. Tất cả đức tin đã biến mất khỏi cuộc sống của con”, anh đã đánh giá như thế vào thời đó trong những ghi chú tĩnh tâm vào tháng mười một năm 1897.

Ngày 5 tháng năm, nhờ các bạn còn liên lạc với anh cho biết quân đội Pháp đang chiến đấu ở miền nam Algéri, anh liền xin cho tái nhập ngũ. Ngày 16 tháng năm, anh được nhập vào quân ngũ với cấp bậc của anh và nhận lệnh đến Algéri. Ngày 20 tháng sáu, anh xuống táu đi Oran và nhập vào trung đoàn mới của anh, đệ tứ Kỵ binh Phi Châu. Trong suốt chiến dịch, anh tỏ ra là một người dẫn dắt, can đảm, mẫu mực, khắc khổ và quan tâm đến mọi người được giao phó cho anh, hơn nữa, với sựl lo lắng tìm hiểu đối phương, ngôn ngữ, phong tục của họ … Một sự thay đổi hoàn toàn !

Trải nghiệm này đã cho anh cảm thấy ham thích mạo hiểm. Vào tháng giêng năm 1882, anh xin xuất ngũ và đơn xin của anh chỉ được chấp nhận vào tháng tám. Khi ấy anh có thể dấn thân chuẩn bị cuộc mạo hiểm nước Maroc, đất nước bị ngăn cấm. Anh thực hiện cuộc mạo hiểm giả dạng một người Do thái và một người bạn rabbi. Anh sẽ cư xử như một nhà bác học, với nhiều khắc nghiệt trong những tuân thủ luậtt lệ và những khảo cứu.

Trong chuyến đi này, giữ tháng sáu năm 1883 và tháng năm 1884, anh đã trải nghiệm tình liên đới giữa những người Do thái và những người của họ ở các công đoàn bên lề xã hội và bị khinh miệt. Đồng thời đức tin và sự cầu nguyện của những người Hồi giáo đã gây cho anh một ấn tương sâu sắc.

“Hồi giáo đã phát sinh trong tôi một sự đảo lộn sâu xa” (từ một lá thư ngày 8/91/1901)

Trở về Pháp, giữa một xã hội hoài nghi, ngộ thuyết, chống giáo sĩ, mặc dầu nổi tiếng với những gì đã học biết, anh cảm thấy một sự trống vắng sâu xa. Cuộc sống của anh phải có ý nghĩa gì ? Phải tìm được một tiêu điểm nào ?

Trong giai đoạn đó, anh thường lặp lại lời cầu nguyện kỳ lạ này :

“Lạy Chúa, nếu có Chúa, xin cho con nhận biết Chúa”

Anh viết và xuất bản cuốn “ Cuộc khảo sát ở Maroc”.

Chứng từ đời sống kitô của gia đình anh và cách riêng người cô của anh, bà Marie de Bondy, và cuộc gặp gỡ, cuối tháng mười 1886, với cha Huvelin, chính xứ Nhà thờ Thánh Augustinô ở Paris, đã khiến anh tìm lại được Thiên Chúa như Dấng Tuyệt Đối, Thiên Chúa, Đấng kêu gọi anh tận hiến cuộc đời cho Ngài :

“ Ngay khi tôi tin có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơm là chỉ sống cho Ngài…” (từ một lá thư tháng tán 1801)

Trong bốn năm, anh đi tìm ơn gọi của mình. Nhờ một kỳ nghỉ ở Thánh Địa (1887-1888) anh hiểu rằng anh được kêu gọi sống ”cuộc đời ẩn dật của người thợ khiêm tốn và nghèo khó của Nazarét”.

Tháng giêng năm 1890, anh vào Dòng Trappe Đức Bà xuống tuyết, ở Ardèche.

“Ơn gọi tu sĩ của tôi đánh dấu cùng ngày giờ với đức tin của tôi. Thiên Chúa thật vĩ đại !”

Anh chọn tên thánh là Frère Marie Albéric. Mặc dầu được gởi đến một tu việc ở Syri, tại Akbès, nơi hoàn cảnh sống rất kham khổ, anh thấy những người chung quanh còn nghèo khổ hơn. Anh ngày càng suy ngắm mầu nhiệm Nhập thể.

Khi suy nghĩ về Nazarét, anh viết những quy luật cho những cộng đoàn nhỏ. Họ phải sống  thật đon giản hết sức, không sở hữu nhà ở, sống bằng tay chân,phải là những cộng đoàn tiếp đón, mở ra cho mọi người. Những cộng đoàn này phải là “một địa điểmi” loan báo Tin Mùng. Anh tự hỏi : anh có cần phải làm linh mục không, “để đem lợi ích cho các linh hồn” ! Nói tắt là ở Dòng Trappe, anh không tìm thấy điều anh tìm kiếm và sau bảy năm, anh được phép rời bỏ Dòng Trappe để đến sống ở Nazarét trong cảnh nghèo khó hơn nữa. Năm 1897, anh làm đầy tớ tại Dòng các Chị Clara, ở Nazarét, dành thời giờ đêm ngày để cầu nguyện và suy niệm Kinh Thánh.

“Tôi được phép đến Nazarét một mình và sống ẩn dật ở đó, lnhư người thợ, lao động thường ngày. Cô tịch – cầu nguyện – thờ lạy – suy ngắm Tin Mừng – làm việc khiêm tốn”.

Anh ờ đó được bốn năm.

Sau một thời gian dài tự từ chối làm linh mục vì khiêm tốn, sau một trao đổi dài qua thư từ với cha Huvelin, sau khi gặp Dan Viện Mẫu của Dòng Clara ở Giêrusalem, anh chấp nhận chuẩn bị lãnh nhận tác vụ linh mục. Anh trở về Pháp và sẽ thụ phong vào ngày 9 tháng sáu năm 1901, là linh mục của Giáo phận Viviers.

“Chỉ do việc cử hành Thánh lễ… tôi dâng lên Thiên Chúa vinh quang lớn nhất và tôi cho con người ơn ích lờn nhất” (từ một lá thư ngày 26/04/1901).

Anh đã muốn trở lại Thánh Địa. Nhưng trong thời gian tĩnh tâm chịu chức, anh hiểu rằng “bàn tiệc” mà anh sẽ trở thành người thừa tác, anh phải đem đến cho những người nghèo, nghĩa là cho những người thiếu linh mục nhất; tự nhiên anh nghĩ đến Maroc. Nhưng đất nước còn đóng cửa không cho những người nước ngoài vào, từ năm 1901, anh đến ở Algéri, gần biên giới Maroc, ở Béni Abbès nơi anh xây dựng một huynh đoàn nhằm đón tiếp một cộng đoàn.

Năm 1904, mặc dầu luôn muốn đi rao giảng Tin Mừng ở Maroc, nhưng những hoàn cảnh và lòng say mê Tin Mừng của anh dẫn đưa anh xuống xa hơn về phía nam, ở Hoggar, giữa những người Touareg. Đây sẽ là dân mà anh sẽ cống hiến những năm cuối cùng của cuộc đời anh, gần gũi với dân, vừa hoàn thành một công trình khoa học lớn, để học biết ngôn ngữ và văn hóa của họ.

“Tiếp tục ở Sahara sống cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu ở Nazarét, không phải để rao giảng, nhưng để sống trong cô tịch, nghèo khó, làm việc khiêm hạ của Chúa Giêsu” (tháng tư 1904)

Tháng giêng 1908, anh Charles ngã bệnh nặng và nguy tử. Anh được cứu sống do những người Touareg. Họ sẵn sàng bớt đi phần ít ỏi củahọ để cứu anh, mặc dầu khô khăn. Trong sự hoàn toàn lệ thuộc này ,anh Charles thực nghiệm rằng tình yêu huynh đệ nhờ có sự trao đổi và tương đồng.

Anh đã ba lần đi qua Pháp : 1909 – 1911 – 1913. Anh muốn giới thiệu và kêu gọi những người thiện chí vào “hiệp hội anh em và Chị em của Thánh Tâm” để đem các người ngoại giáo trở lại.

“Những kitô hữu sốt sắng, ở mọi hoàn cảnh có khả năng làm cho người ta nhận biết, bằng gương mẫu đời sống,, kitô giáo là gì và cho” thấy” Tin Mừng trong đời sống của họ”.

1814 : chiến tranh bùng nổ ở Âu Châu. Anh Charles de Foucauld ở lại tại Tamanrasset.

1915 : sa mạc biến động. Bộ lạc Senoussites đe dọa vùng Hoggar. Dể bảo vệ dân chúng, một lô cốt được xây dựng ở Tamanrasset.

Dân Touareg chống đối, lôi kéo được anh ra ngoài lô cốt, trói anh lại rồi trấn lột anh. Những tiếng súng nổ, anh lính trẻ đang canh giữ anh Charles hoảng sợ, bắn vào anh và giết anh.

Đó là ngày 1 tháng 12 năm 1916. Anh chết trong sự trung thành với ơn gọi của mình : Nazarét, Thiên Chúa, trong Đức Giêsu. SỐNG VỚI con người, chứng nhân của tình yêu đến hiến dâng mạng sống.

“Sự hủy mình ra không của chúng ta là phương thế mạnh nhất mà chúng ta có để kết hiệp với Đức Giêsu và đem lại lợi ích cho các linh hồn” (thư gởi cho Bà Bondy, 1.12.1916)

Từ lâu, Charles de Foucauld biết mình được kêu gọi thành lập mội Dòng tu nhằm  mục đích sốngcuộc đời của Chúa Giêsu ở Nazarét, các thành viên vừa sống đời chiêm niệm vừa hòa mình với đời sống của dân chúng. Nhưng lúc đương thời, anh không thể tìm được các môn đệ. Chỉ mười bảy năm sau, năm 1955, nhờ cha René Voillaume và các bạn đầu tiên của cha, một Dòng tu sẽ xuất hiện, các Tiểu đệ Chúa Giêsu, không bao lâu lại kéo theo một Dòng tu khác, các Tiểu muội Chúa Giêsu… Rồi, theo giòng thời gian năm tháng, những gia đình khác ra đời, chứng tỏ chứng tá Tin mừng của linh mục này thật phong phú.

Nhưng Charles de Foucauld đã để lại một Hiệp hội cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân muốn sống lý tưởng Nazarét trong lãnh vực cuộc sống của họ. Anh đã kêu gọi họ làm nổi lên trong Giáo hội một trào lưu trở về với Tin Mừng : “chúng ta hãy trở về với Tin Mừng, nếu chúng ta không sống Tin Mừng, Đức Giêsu không sống trong chúng ta…”. Hiệp hội này vẫn sống còn sau cái chết của anh, để sau này, qua nhiều thử thách, trở thành Huynh đoàn Charles de Foucauld sống giữa đời,

Lm FX.Lê Văn Nhạc

chuyển ngữ