CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TRONG HUYNH ĐOÀN LINH MỤC JESUS-CARITAS TRONG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TRONG HUYNH ĐOÀN LINH MỤC JESUS-CARITAS TRONG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Jacques MIDY

Linh mục giáo phận Daint Denis, Paris

      Trong năm 2000, năm mươi năm sau ngày thành lập, Huynh Đoàn Linh mục Jesus-Caritas có còn đáp ứng chờ mong của các linh mục giáo phận nữa không ?

   Charles de Foucauld có còn mang tính thời sự vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này nữa không ?

Chúng ta sẽ có câu trả lời khi đọc tất cả các chứng từ đã nhận từ việc khai sinh, lịch sử và cuộc sống của các huynh đoàn trên toàn thể các lục địa. Những điểm hội tụ biểu hiện vượt quá sự khác biệt của các nền văn hóa.

“Huynh đoàn, một trải nghiệm rất đặc biệt phù hợp với các linh mục giáo ph65n” (Alphonse Mathias – Ấn độ)

 Phần lớn trong số bốn trăm năm mươi linh mục của huynh đoàn đang chờ đợi một trợ giúp ưu tiên cho đời sống thiêng liêng của họ, một sự trao đổi huynh đệ, một nâng đỡ trong cô đơn, một khích lệ cho sứ vụ được sống trong những hoàn cảnh ngày càng khó khăn”, các anh em người Đức của chúng tôi quả quyết như thế.

Thực tế, các linh mục trẻ hoặc trẻ hơn đang gõ cửa. Tại sao ?

Chắc chắn, bởi vì Huynh đoàn đem đến điều gì đó cho Giáo hội hôm nay, một cách khiêm tốn nhưng thực sự.

“Chúng ta bước vào Năm Thánh 2000 tràn trề hy vọng và được hướng dẫn nhờ đặc sủng của Anh Charles” (Joseph G. Healey – Tanzania)

“Sau những biến cố đau thương lâu dài mà đân nước Con-go chúng tôi phải trải qua và chúng tôi phải chịu những hậu quả cay đắng mà các bạn có thể tương tượng, các thành viên của Huynh đoàn Jesus Caritas phải phân tán sau nội chiến, vừa mới quy tụ để lại bắt đầu hoạt động” (Congo Bazza)

“Các vị phụ trách các Chủng viện biết có Huynh đoàn và rất cởi mở để giới thiệu cho các chủng sinh “(Việt Nam)

“ Ngày càng có nhiều linh mục trẻ và cả các chủng sinh nữa” (Brasil)

Có nhiều hy vọng khi thấy Huynh đoàn lớn lên ở In-đô-nê-xi-a trong số những linh mục trẻ… Tương lai của Huynh đoàn ở Châu Á thật hứa hẹn và đầy hy vọng” (E.Asi-Pakistan).

“Nước Áo bây giờ là một miền độc lập khỏi nước Đức với tám Huynh đoàn trong đó có vài huynh đoàn gồm nhiều linh mục trẻ”.

“Sau ba mươi bảy năm, Huynh đoàn đã trở thành “một tấm bánh hằng ngày” đối với tôi” (Maurice Comeau – Canada)

Những trực giác

Vào lúc khởi đầu của Huynh đoàn, đã có sự can thiệp của Cha Voillaume trong quyển sách của ngài “Giữa lòng đại chúng”(Au coeur des masses) và sự tìm tòi của các linh mục giáo phận để sống theo Cha Foucauld.

“Chúng tôi ở trong Huynh đoàn, không chỉ để tìm một nhòm linh mục sống với nhau lâu bền, nhưng để tìm và thêm gia vị cho một linh đạo cá nhân trở về với Cha Charles Chúa Giêsu” (Italia)

Cũng có chứng từ của các Tiểu Muội Chúa Giêsu và các Tiểu đệ Chúa Giêsu :

“Huynh đoàn ở Ai Cập đã có không lâu vào năm 1950 là nhờ các Tiểu muội” (Paul Antaki, Ai-cập)

“Tiền sử của Huynh đoàn ở Pakistan bắt đầu với các Tiểu đệ và Tiểu muội Chúa Giêsu đã đến vào khoảng năm 1954 và 1958” (E, Asi).

Những điểm mạnh có liên quan, dây là những điểm chính :

Hiện diện với Thiên Chúa và hiện diện với con người : việc tông đồ phải là sự tràn đầy từ việc chiêm niệm.

“Một cầu nguyện không khiến chúng ta hành động thì cũng sai lầm như một hành động không khiến chúng ta cầu nguyện” , Pierre Cimetìère đã nói, được gọi là “ Anh Cả”.

“Tinh thần của anh Charles, việc không ngừng tìm kiếm sống trung thành với Tin Mừng và với đời sống, thúc đẩy những việc kiểm điểm đời sống của chúng ta… Vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa qua đời sống con người, ở đây là con người bị ngược đãi, nghèo đói, ở bên lề xã hội” (Jacques Hahusseau – Brasil)

“Việc hiểu biết anh Charles de Foucauld đả phát triển lòng đam mê đối với con người. Tính chất của việc cầu nguyện và mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa khiến chúng ta làm chứng cho tuyệt đối trong sự chọn lựa của chúng ta, trong cách chúng ta sống và trong chứng tá của chúng ta “ ( Maurice Comeau – Ca-na-da)

“Huynh đoàn giúp chúng ta sống chiêm niệm giữa đời” (Georg Hussler – Đức)

– Tin Mừng : Trước hết chính là sức mạnh giải phóng của Đấng Phục sinh kêu gọi chúng ta. Chúng ta muốn lắng nghe Lời này của Thiên Chúa trong thời đại chúng ta.

“Tiêu chuẩn chính trong đời sống và hành động của tôi là Tin Mừng… trung thành với Tin Mừng, với những thái độ của Chúa chúng ta là quan trọng” ( Michel Jeanne – Colombia)

“ Mỗi người có thể xác minh trong Huynh đoàn tùy theo mức độ nào mình sống Tin Mừng nơi mình hoạt động” (Italia).

“Tôi đọc Tin Mừng và thấm nhuần Tin Mừng… phụng vụ mời gọi cử hành và ở điều mình làm … các bài giảng giải kinh thánh bắt buộc chúng ta nuôi dưỡng  bằng Tin Mừng, truyền rao Tin Mừng” (Pháp)

– Nazarét : chia sẻ cuộc sống với con người, sống gần gủi họ, trong việc lui tới vừa huynh đệ vừa cho không; tất cả những điều đó phát xuất từ điểm trước đây.

“Một người trong chúng tôi, anh Phanxicộ, đã chứng tỏ cho chúng tôi thấy có một việc tông đồ của tình bạn hữu” (G. Reynolds – Ái -nhĩ-lan)

“Sống với con người thì không quan trọng. Chấp nhận sự thiếu thốn phương tiện trong một Giáo hội luôn có khuynh hướng bàn giấy” (J. Dumont – Pêrou)

Trước đây, chúng tôi có những liên lạc với những người hồi giáo, nhưng chúng tôi sống với những người Âu châu ; bây giờ chúng tôi có những liên lạc với những người Âu châu nhưng chúng tôi sống với những người Algérie…Tự định hướng một tình yêu huynh đệ hơn đối với mọi người, trong sự tôn trọng con người, là một điều kiện để là chứng nhân của Thiên Chúa Tình yêu” (Albert Gruson – Algérie)

“Tôi biết các anh em đang nhận biết rằng Giáo hội đang bị lột trần, công sản đã góp phần thanh luyện và còn cấm rễ sâu hơn nữa trong đất nước Việt nam” (P. Gaudette – Việt Nam).

– Quan tâm đến những người cùng khốn nhất : liên kết với nỗi lo lắng sống giữa con người…

“Nghĩ đến vấn đề cón hơn một tỷ người ngoại giáo ở Bắc Caméroun, khiến tôi quyết định xin phép Giám mục của tôi để đi đến đó hoạt động cho Tin mừng” (Baba Simon – Cameroun)

“ Trong Huynh đoàn, chúng tôi học sống sứ vụ trong ý nghĩa một chọn lựa tin mừng vì người nghèo” (J. Hahusseau – Brasil)

Một trong những lợi ích nhận được tứ Huynh đoàn là một sự quan tâm đặc biệt đến người nghèo khiến tôi chia sẻ nhà của tôi và cuộc sống của tôi cho những người khốn cùng” (Malte)

– Chia sẽ huynh đệ giữa các linh mục : đó là một ước muốn sâu xa của nhiều linh mục giáo phận trong lý lẽ của một cuộc sống tin mừng nhiều hơn.

“Chúng tôi nói lên ước muốn tương tự là có thể trao đổi giữa chúng tôi những chuyện đơn giản của đời sống thực tế, để có thể gieo mầm, trong sự hiệp thông các tâm hồn, một sự linh hoạt trong việc tông đồ của chúng tôi” ( Gabriel Isaac – Pháp)

“Chúa tiếp tục dổ đầy trên chúng tôi người này nhờ người khác và chúng tôi nổ lực sống trung thành hơn với lời kêu gọi trở nên anh em với nhau” ((Terry Yard – Australia )

– Thái độ “anh em của mọi người” :

“Charles de Foucauld đã viết : Tôi muốn mọi dân tộc, kitô hửu, tín đổ Hồi giáo, Do thái giáo, coi tôi như người anh em của họ, người anh em của mọi người”.

Điều này có những hình thái khác nhau tùy theo các nước. Chẳng hạn :

Có một thử nghiệm đáng giá là cho huynh đoàn ở Anh một chiều kích đại kết…một hyunh đoàn gồm một nửa người anh giáo và một nửa công giáo” (Charles Walker – Anh quốc).

Nhiều linh mục với những sứ vụ khác nhau đến từ các nước và các lục địa khác nhau được nhận biết trong những ngày tĩnh tân hoặc những cuộc gặp gỡ quốc tế, đã khiến tôi khám phá tính toàn cầu của Giáo hội” (André Duruz – Thụy sĩ).

Những nẻo đường đi theo Anh Charles

Những xác tín trên đây trải qua những nẻo đường khác nhau, cho dù tự chúng không phải là một mục đích. Điều quan trọng là để cho Thiên Chúa dẫn chúng ta đi.

Để được như vậy, có :

-Huynh đoàn : nơi Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cách cụ thể qua một cộng đoàn Giáo hội anh em.

“Chương trình một ngày sống của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi thư giàn bằng bắt đầu một ly cà-phê ban sáng và nhữg việc khác. Tiếp theo chính là giờ chầu Thánh thể…Sau một lúc chia sẻ các bài đọc ngày Chúa Nhật kế tiếp, chúng tôi cử hành Thánh lễ. Sau đó chúng tôi tản mác đi ra ngoài sân chung quanh món thịt bò nướng(barbecue) đặc biệt của người Úc : một miếng thịt, giò , bia, rượu và trao đổi thoải mái. Rồi đến lúc kiểm điểm đời sống” (Úc châu).

“Trải nghiệm của Huynh đoàn cho phép vượt qua sự đối lập giữa sự dấn thân vào thế giới và đời sống thiêng liêng” (I-ta-ii-a)

Đôi khi phải làm những chặng đường lớn :

“Các anh em linh mục sung sướng được gặp nhau để trao đổi và cầu nguyện. Một chỗ như thế là cần thiết trong một giáo phận mà các linh mục sống xa cách nhau và có đông linh mục”. (Marc Beaurepaire – Maroc)

Vì sống cách xa nhau, chúng tôi không thể họp nhau mỗi tháng, vì thế chúng tôi đã quyết định một cuộc họp bốn ngày… Thật sự khó mà họp nhau và còn khó viết thư cho nhau hơn. Dù vậy, giữa hai cuộc họp, những thư từ là mối liên lạc duy nhất của chúng tôi.” (J.Doutriaux – Madagasca).

– Kiểm điểm đời sống : khởi đi từ cuộc sống của các linh mục.

“Huynh đoàn là nơi khiểm điểm đời sống… Đọc lại cuộc sống của chúng tôi như được Thánh Thần cư ngụ, biến đổi, như một lịch sử thánh, mặc dù những nặng nề và tội lỗi” (F, Bies-Péré – Pháp)

“Trong kiểm điểm đời sống, tôi khám phá Đức Giêsu nói với chúng tôinhờ các anh em và một ân huệ tuyệt vời được ban cho chúng tôi khi cho các anh em mình một quyền nhìn xem và can dự ào cuộc sống của chúng tôi” (André Duruz – Thụy sĩ).

Chầu Thánh Thể : Cha Foucauld đã thức trọn nhiều đêm trước Thánh Thể. Mỗi người hãy có gắng tìm một nhịp điệu cầu nguyện thích hợp với mình.

“Mỗi ngày, huynh đoàn xui khiến tôi đến một giờ chầu Thánh thể” (Malte).

“Nhờ một việc đơn giản là ngồi đối diện với Sự Hiện Diện Thánh Thể, chúng tôi được lôi cuốn ngày càng sâu xa hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chính trong việc chầu Thánh Thể mà tôi gặp được Thiên Chúa Đấng yêu tương tôi, và những người Thiên Chúa kêu gọi tôi yêu thương. Tôi thấy sự sống, lịch sử, niềm vui và những âu lo của dân Chúa” (John Diele – Mỹ)

“Chầu Thánh Thể là một nơi lắng nghe và do đó một nơi của sứ vụ” (Cl.Cugnasse – Pháp)

– Sa mạc : trở thành như một phương thế quan trọng để gặp sự tuyệt đối của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta.

“Điều nổi bật trong trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi đó là buổi chiêm niệm đầu tiên qua giờ chầu Thánh Thể và ngày sa mạc” (I-ta-I-a)

Chúng tôi sẽ không bao giờ sống an toàn trong thành phố bao lâu sa mạc chưa ở trong  chúng tôi” (Đgm. T. Jabamalai – Ấn độ).

“Trong tiếng Do thái, gọi là “da bar”, nơi Lời nở hoa. Sa mạc không bao giờ dễ dàng. Sa mạc cũng là nơi chiến đấu. Sa mạc cuối cùng là nơi quyến rũ, trở về với tình yêu ban đầu, tái lập lại lòng trung thành” (Mario Aldighieri – I-ta-li-a, trong một cuộc tĩnh tâm ở Brasil).

– Những cuộc tĩnh tâm :

“Ngoài những buổi họp hàng tháng, có những buổi tĩnh tâm đều đặn, thường đặt cơ sở trên linh đạo của cha Charles de Foucauld. Có những buổi tĩnh tâm được tổ chức chung với các huynh đoàn Kenya” (J.G.Healey – Tanzania).

“Diễn tiến quen thuộc của những cuộc itĩnh tâm của chúng tôi : Gặp gỡ huynh đệ mỗi tối, ngày sa mạc, chầu Thánh Thể” (L. Navarre – Pháp).

– Tháng Nazarét :

“Chính trong tháng Nazarét mà chúng tôi đã thật sự thể hiện sự phong phú của Huynh đoàn và đặc sủng của cha Charles de Foucauld” (G.Reynolds – Ái-nhĩl Lan)

“Sự kiện tổ chức tháng Nazaét ở gần Douala đả góp phần nhiều vào việc nêu cao Huynh đoàn chúng tôi cho người Cameroun và trong các nước lân cận “ (Jean Bayamak – Cameroun)

“Trong tháng này, ý nghĩa của tình thân thiết với Thiên Chúa được chuyển đổi thành ý nghĩa của sứ vụ “ (Ái nhĩ lan).).

“Đó là một việc quá mới mẻ đối với tôi, tôi khám phá một cách sống mới sứ điệp của Đức Kitô, một cách rất đơn giản đem lại hạnh phúc và bình an” (Th. Mutabazi – Ouganđa)

Còn về tương lai hãy để cho Úc châu nói :

“Chúng tôi nhìn tương lai với niềm tin tưởng, biết ơn mà chúng tôi đã nhận được đủ thứ lợi ích trong những năm này, nhờ sự giúp đỡ phi thường của Huynh đoàn”

Chúng ta hãy lấy câu hỏi của Jean Bayamak ở Cameroun làm câu hỏi của mỗi người trong đất nước chúng ta, câu hỏi mà Guy Riobé đã bận tâm : tình huynh đệ giữa các linh mục, tất cả các linh mục, tầm quan trọng của việc làm với niềm xác tín vào tình huynh đệ này :

“ Huynh đoàn Linh mục của chúng ta có ảnh hưởng nào trên các anh em linh mục khác của chúng ta không ?”

Để kết luận, chúng ta hãy giữ lại một châm ngôn của Sukuma (Tanzania) :

“Điều gì tốt sẽ không bao giờ chấm dứt “

Lm.FX. Lê Văn Nhạc

 chuyển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *